Về Tài Phát

Công ty TNHH Quảng cáo Tài Phát chuyên các cấp các sản phẩm, dịch vụ in kỹ thuật số chất lượng cao và thi công quảng cáo đa phương tiện trên các loại chất liệu khác nhau như: mái che di động, vòm cửa sổ, dù quảng cáo,đèn LED, bảng hiệu, hộp đèn, băng-rôn, pa-nô, billboard, áp-phích, poster, mặt dựng hộp kim, các hạng mục nhôm, các công trình sắt, thép.

javascript
khách hàng
Sản phẩm
SINH NHẬT
  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
    Giới tính: Nữ
    Chức vụ:
    Sinh nhật: 06/05
  • TRỊNH THỊ NGỌC THÚY
    Giới tính: Nữ
    Chức vụ: NV phòng Khách hàng doanh nghiệp
    Sinh nhật: 27/05


Lần đầu tiên phát hiện loài sinh vật không có não nhưng biết ngủ... "như người"
Administrator
Ngày 23 tháng 09 năm 2017

Các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên với tập tính ngủ của loài sinh vật không có não này.

Từ trước đến nay, các nhà khoa học vẫn tin rằng mọi loài xương sống đều ngủ trong khi hầu hết những loài vật không xương sống thì không. 

Nhưng mới đây trên trang Indepedent, các nhà khoa học Mỹ đã chia sẻ thông tin đầy thú vị rằng sứa - loài vật không có xương sống và không có não và hệ thần kinh trung ương nhưng vẫn có thể ngủ. 


Lần đầu tiên phát hiện loài sinh vật không có não nhưng biết ngủ... như người - Ảnh 1.

Michael Abrams, Claire Bedbrook và Ravi Nath thuộc Viện Y học Howard Hughes (Viện công nghệ California) tiến hành quan sát loài sứa Cassiopea để nghiên cứu về tập tính ngủ ở chúng. Loài sữa này khá lười di chuyển, thích sống vùng nước ấm và nông.

Theo mô tả, Cassiopea có ngoại hình giống 1 cây súp lơ hoặc nấm lộn ngược, phần cơ thể hình tròn nằm dưới và xúc tu hướng lên trên.

Cassiopea không có não, chúng chỉ sở hữu một "mạng lưới" phân tán của các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể bé nhỏ. Những con sứa này thậm chí không cư xử giống như động vật thông thường. Thay vì miệng, chúng hút thức ăn qua lỗ chân lông trong xúc tu và nhận năng lượng thông qua một mối quan hệ cộng sinh với các cơ quan quang hợp nhỏ bên trong tế bào.

Cassiopea chuyển động khá ổn định, tương tự các loài sứa khác. Nhưng trong 1 lần quan sát vào ban đêm, Ravi Nath và đồng nghiệp đã phát hiện nhịp bơi của sứa này chậm lại khi đêm xuống tới 30%. 

Nhưng khi cho thức ăn vào bể, những sinh vật này đã dần dần trở nên mạnh mẽ trở lại, bơi đến để vồ mồi. Điều này cho thấy, rõ ràng chúng không bị tê liệt.

Tiến hành thí nghiệm, Ravi Nath đã đặt 1 tấm lưới để có thể quan sát kĩ hơn tập tính của Cassiopea. Ban ngày, khi hạ lưới sứa ta sẽ bơi nhanh xuống đáy bể, nhưng phản ứng của chúng lại chậm chạp vào ban đêm. Điều này cho thấy, Cassiopea cũng biết ngủ khi đêm xuống.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện nếu đêm ngủ không ngon, vào buổi sáng, Cassiopea cũng "lờ đờ" như người vậy. Sau khi được ngủ bù, chúng sẽ lại nhanh nhẹn lại như thường.

Bedbrook chia sẻ: "Chúng tôi biết phát hiện này rất có ý nghĩa nên quyết theo đuổi tới cùng. Cũng có động vật không ngủ nhưng vẫn sống tốt nhưng nếu như sinh vật bị mất ngủ quá lâu (thí nghiệm ở chuột) chúng sẽ chết. 

Các nhà khoa học còn chỉ ra động vật không xương sống như loài giun tròn C.elegans cũng cần ngủ để có thể tồn tại".


Lần đầu tiên phát hiện loài sinh vật không có não nhưng biết ngủ... như người - Ảnh 4.

Bộ ba nghiên cứu tiếp tục 1 thí nghiệm nữa nhằm xem xét sâu hơn tập tính ngủ của loài sứa này. Họ hi vọng phát hiện này sẽ giúp mở ra tương lai mới trong việc nghiên cứu vấn đề neuron thần kinh ở loài động vật nói chung và loài người nói riêng.

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Current Biology.

Nguồn: Indepedent

Các tin khác

Hotline